¸(¯`°tianangbc°´¯)¸
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
¸(¯`°tianangbc°´¯)¸

Trao Tri T­hức-Nhận Thành Công
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập



                                      http://viet4room.com                
                                                        
                                                                  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Latest topics
» download trực tiếp solidworks 2009 bản 32 bit và 64 bit
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeThu Jul 03, 2014 9:44 am by

» Xâm nhập máy tính online
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeMon Oct 28, 2013 11:27 pm by

» Sổ tay tra cứu – tính toán ổ bi
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeFri Oct 25, 2013 9:36 pm by

» tai lieu catia day
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeFri Nov 04, 2011 11:27 am by

» Themes hàng độc dành cho N3110c
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeSat Sep 10, 2011 2:18 pm by

» Giáo trình AutoCAD toàn tập
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeThu Dec 30, 2010 12:21 pm by

» CD giáo trình Hacker[Bộ 7 đĩa]
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeMon Nov 22, 2010 7:21 pm by

» Giáo trình tiếng việt cho INVENTOR
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeThu Nov 11, 2010 11:55 am by

» sách_THẦN_CƠ_DỰ_TOÁN(tiên_đoán liệu_việc_như_thần)
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeTue Aug 03, 2010 10:56 am by

» InTouch Lock - Chống cài đặt phần mềm, khóa 80 chức năng quan trọng của Windows
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeMon Mar 15, 2010 11:33 pm by

» THĂNG LONG NHÂN KIỆT_toàn tập(phần 2)VƯƠNG TRIỀU TRẦN
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeMon Mar 01, 2010 5:29 pm by

» NetCut - Công cụ "phá hoại" mạng LAN
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeFri Jan 22, 2010 8:23 pm by

tianangbc










Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of tianangngaydongbc on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of ¸(¯`°tianangbc°´¯)¸ on your social bookmarking website
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

Share  | 
 

 Hải chiến Trường Sa 14-03-1988

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
h0n3y_1908
Búa Gỗ
Búa Gỗ
h0n3y_1908

Tổng số bài gửi : 39
Số Điểm : 82
Join date : 28/09/2009
Age : 33
Đến từ : Thanh Ninh_Phu binh_Thai Nguyen

Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Vide
Bài gửiTiêu đề: Hải chiến Trường Sa 14-03-1988   Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeWed Oct 21, 2009 3:59 pm

Về Đầu Trang Go down
nova.skill
Rìu Sắt
Rìu Sắt
nova.skill

Tổng số bài gửi : 98
Số Điểm : 215
Join date : 22/09/2009

Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Vide
Bài gửiTiêu đề: Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào?   Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeSat Oct 24, 2009 8:59 am

Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào?
Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào?

- Tình hình tại biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày
11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ
của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến
dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá
vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.

Hoàng Sa là của Việt Nam - những minh chứng lịch sử

Quần
đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều đó đã được minh chứng
bằng những tài liệu lịch sử có sức thuyết phục. Những bằng chứng khẳng
định Hoàng Sa là của Việt Nam phải kể đến là tờ Châu bản có chữ ký của
vua Bảo Đại (1926-1945) viết trên giấy cỡ 21,5x31cm, một phần trong đó
mang nội dung liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo
Hoàng Sa vừa được nhà nghiên cứu Phan Thuận An tìm thấy, bàn giao cho
Bộ Ngoại giao hôm 26/6.
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 0.309990001256349095
Nhà nghiên cứu Phan Thuận An (trái) trao tờ Châu bản gốc cho đại diện Bộ Ngoại giao. Ảnh giadinh.net

Tờ
Châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại được tìm thấy tại Phủ Ngọc Sơn công
chúa (con gái vua Đồng Khánh và là em ruột vua Khải Định), có nội dung:
Vào ngày 10/2/1939, Tòa khâm sứ Trung kỳ có đề nghị Nam triều nên
thưởng huy chương Long tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh ở Trung kỳ,
vì họ đã có công trong việc dẹp loạn “man di” ở miền núi và có công
trong “việc lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa”.

Đến ngày
15/2/1939, Tổng lý ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh dâng lên hoàng đế Bảo
Đại để nhà vua duyệt và nhà vua đã phê vào văn bản là “chuẩn y”. Một
lần nữa văn bản này khẳng định, dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa
thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 0.394814001256349093
Quân đồn trú Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa. Ảnh tư liệu

Thêm
vào đó là sắc chỉ của triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ
quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi,
gìn giữ suốt 174 năm. Đã được hậu duệ của dòng họ Đặng, ông Đặng Văn
Thanh trao cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Đây
là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3
chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm
Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi 1835). Đây là sắc chỉ duy nhất còn
nguyên vẹn bản gốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sắc
chỉ này là bằng chứng lịch sử khẳng định mỗi năm vua Minh Mạng đều cho
thành lập một hải đội gồm các thợ lặn thiện chiến nhất ở Lý Sơn giong
buồm đến Hoàng Sa để tìm hải vật và cắm bia khẳng định chủ quyền của
Việt Nam ở quần đảo này.

Từ sắc chỉ
này, theo nghiên cứu của giới sử học Quảng Ngãi, công việc bảo vệ Hoàng
Sa thời xưa kéo dài suốt nhiều năm và rất nhiều hải đội người Việt đã
nối tiếp nhau có mặt ở quần đảo Hoàng Sa. Không chỉ tộc họ Đặng mà ở
huyện đảo Lý Sơn còn có các tộc họ Võ, Phạm, Nguyễn... cũng liên tiếp
nhau đến Hoàng Sa - Trường Sa theo lệnh của triều đình
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 0.238768001256349092
Bia chủ quyền VN ở Hoàng Sa được dựng vào những năm 1930 (ảnh chụp tại phòng lưu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng).


mới đây nhất cũng từ tủ sách gia đình tại phủ của Công chúa Ngọc Sơn
(con vua Đồng Khánh, em vua Khải Định, cô ruột vua Bảo Đại) ở 31 Nguyễn
Chí Thanh, TP Huế, nhà Huế học Phan Thuận An vừa tìm thấy thêm một Châu
bản của triều Nguyễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo
Hoàng Sa.

Theo ông Phan Thuận An : Tờ Châu bản này khẳng định
thêm một lần nữa là trước khi diễn ra Thế chiến thứ 2 và quân đội Nhật
tấn công, xâm chiếm vùng châu Á - Thái Bình Dương, đảo Hoàng Sa đã
thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc thì
Hoàng Sa vẫn trở lại thuộc chủ quyền của nước ta như cũ”.
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 0.546509001256349094
Và qua lời kể của ông Nguyễn Văn Đức, 35 năm trước cùng các cộng sự
vượt trùng dương đến với Hoàng Sa. Nhiệm vụ của ông là canh giữ biển
trời Tổ quốc với chức vụ là đảo trưởng theo lệnh của Bộ chỉ huy biệt
khu Quảng Đà. Khi đó quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của chính
quyền Sài Gòn, thuộc về người Việt, đó là sự thật lịch sử không thể
chối cãi. Theo lời ông Đức có hai di tích ở đảo Hoàng Sa ông không thể
nào quên. Đó là cái miếu nhỏ ở góc đảo mà anh em lính đảo vẫn thường ra
đó để tìm chút an bình giữa sóng gió. Và một nghĩa trang có hơn 30 ngôi
mộ là hài cốt của những chiến sĩ người Việt ngã xuống vì bệnh tật nơi
đảo xa, là nắm xương của những người con Việt đã nằm xuống sau những
lần đụng độ với âm mưu xâm lược của ngoại bang.


đó còn có cả hài cốt của những ngư dân từ miền Trung, miền Bắc gặp nạn
trên đường mưu sinh. Và cũng có cả những nắm xương của lính nước ngoài
bị chúng ta hạ gục khi âm mưu đánh chiếm đảo.

Ngoài ra, trên đảo còn có một tấm bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa được dựng vào những năm 1930.

Đến năm 1974, Trung Quốc là nước có tranh chấp với Việt Nam và đã chiếm đóng trái phép quần đảo này.

Những người con đã hy sinh vì đất nước mãi mãi được vinh danh

Ngày
19-1-1974, ngày quân Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa - một
phần máu xương của Tổ quốc Việt Nam. Theo lời kể của ông ông Lữ Công
Bảy - quân nhân trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ-4 thì vào thời điểm ấy
phía Trung Quốc đã cho người bí mật làm những nấm mộ giả trong mộ không
có xương cốt, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ
ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về
trước. Đây là những nấm mộ ngụy tạo mà ai đó đã dựng lên để chứng tỏ có
người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo.

Tình hình tại biển
Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc
ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được
chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau
tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm
Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm
nhập hải phận Hoàng Sa.
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 0.064599001256349094
Tàu đánh cá vũ trang Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa - Ảnh tư liệu

Trong
các ngày kế tiếp, phía Trung Quốc bất ngờ đổ người lên các đảo của Việt
Nam. Đến ngày 15-1-1974, quân Trung Quốc đã chiếm đóng các đảo Cam
Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng
(Drummond)...

Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của
chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án
hành động gây hấn của Trung Quốc, đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn
đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để bảo vệ lãnh thổ. Và trận
hải chiến Hoàng Sa đã nổ ra ngày 19-1-1974.

Cả ngày 17 và
18-1-1974, biển Đông dậy sóng. Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và
cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải phía
tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến nửa đêm 18-1, hộ tống hạm Nhật
Tảo HQ-10 đã ra đến nơi chi viện. Đêm ấy, bầu trời Hoàng Sa tối đen như
mực, một đêm cực kỳ căng thẳng.
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 0.968431001256349092
Sơ đồ các hướng tấn công trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974

Nhiều
người con của Việt Nam đã hy sinh anh dũng để giành lại lãnh thổ nước
nhà. Những chiến sỹ bị thương nguyện chiến đấu đến cùng để bảo vệ Hoàng
Sa, Ông Lữ Công Bảy nhớ lại: Tình hình bắt đầu căng thẳng, báo hiệu một
trận đụng độ sinh tử không thể nào tránh khỏi.

Phía Trung Quốc nổ súng trước. Vào lúc 8g30, một loạt đạn đại liên và
cối 82 bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương
và hai bị thương. Tiếp đó, hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên
nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới
của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.

Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương
Thương, báo cáo: HQ-10 đã bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử
thương, hạm phó Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ
sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất
nặng.

HQ-4 và HQ-5 quay đầu về hướng nam. Sau đó một giờ không còn thấy HQ-5
ở đâu. HQ-5 do máy yếu và một máy bị sự cố chưa kịp khắc phục nên “rớt”
lại đâu đó. Trên biển HQ-4 trở nên lẻ loi một mình. Đó cũng là lúc hải
quân Trung Quốc tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm gần đó
và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng,
hạm trưởng Vũ Hữu San đã vẽ một đường trực chỉ về Đà Nẵng.
Lúc này tôi mới rời được đài chỉ huy. Trên đường xuống nơi nghỉ ngơi,
tôi đã chứng kiến một cảnh tượng kinh khủng sau chiến trận. Hành lang
dưới tàu tanh đến ngộp thở: mùi máu, mùi cồn, bông băng... Hơn 130 binh
sĩ bám chặt vị trí chiến đấu giờ đều mệt lả, nằm đâu ngủ đó. Họ chỉ cầm
hơi bằng mì gói, nước ngọt và lương khô. Các binh sĩ biệt hải kiệt sức
nằm rải rác trên hành lang phòng ăn.

Ngay
sau đó, tất cả thủy thủ đoàn tập họp đầy đủ nghe thông báo: “Tất cả
chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tàu được lệnh quay lại Hoàng Sa. Nếu cần
sẽ ủi thẳng lên bờ đảo Hoàng Sa, chiến đấu đến cùng để giữ đảo”. Nhìn
sau lái tàu, tôi biết tàu đang quay lại và hướng thẳng về Hoàng Sa. Tất
cả đều bất động, không ai nói với ai một lời nào trước giờ phút cảm tử
hy sinh cho dân tộc Việt Nam.

Tôi vào phòng hải đồ phía sau đài
chỉ huy mệt lả và thiếp đi, đến khi thức dậy trời tối hẳn, trung sĩ
nhất giám lộ Khiết cho biết tàu đang quay đầu về Đà Nẵng. Anh nói hạm
trưởng San báo cáo thẳng với tư lệnh hải quân là HQ-4 không còn khả
năng chiến đấu, lương thực cạn, cơ số đạn không còn đủ để tác chiến,
các khẩu đại bác đều có trục trặc... Lệnh từ đất liền: các tàu quay về,
hủy bỏ lệnh tấn công tái chiếm Hoàng Sa.

Những người con anh
dũng hy sinh cho dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi được ghi công, các anh đã
ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của đất nước, nguyện quyết tử đến cùng
để giành lại một phần máu xương của Tổ quốc, các anh hy sinh vì quyền
lợi của cả dân tộc Việt Nam. Riêng với những chiến sỹ may mắn sống sót
trong trận chiến sinh tử năm 1974 như ông Lữ Công Bảy , Nguyễn Văn Đức
lại luôn đau đáu một nỗi niềm, như ông Đức đã từng nói : "Tôi sợ những
bạn trẻ sẽ quên, sẽ không biết và không nhớ về Hoàng Sa, sẽ quên mất
một phần máu thịt của Tổ quốc, sẽ quên mất rằng có rất nhiều người con
của đất Việt đã ngã xuống vì Hoàng Sa trong ngày đáng nhớ 19-1-1974".
Có lẽ đó không phải điều trăn trở của riêng ông.

* Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía
tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lý, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính
quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn
bằng quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.

*
Ngày 20-1-1974, ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn cũng đã gọi điện và
gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề
nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung
Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng sa.

* Trong khi đó, ngày
26-1-1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN cũng đã ra
tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công
bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của VN.

* Sau
ngày miền Nam giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam VN đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của VN. Và ngày
5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam VN đã lên
tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa - Trường Sa và khẳng
định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do
người VN quản lý.
Về Đầu Trang Go down
nova.skill
Rìu Sắt
Rìu Sắt
nova.skill

Tổng số bài gửi : 98
Số Điểm : 215
Join date : 22/09/2009

Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Vide
Bài gửiTiêu đề: Trung Quốc - Đài Loan tranh giành Trường Sa   Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeSat Oct 24, 2009 9:02 am

Trung Quốc - Đài Loan tranh giành Trường Sa
Trong năm 2009 đã
có hơn 500 lượt xung đột tranh giành giữa tàu của Trung quốc và Đài
Loan tại lãnh hải quần đảo Trường Sa mà họ chiếm của Việt Nam. Việc gia
tăng xung đột của các thế lực này cho thấy bản chất bất chính của việc
xâm chiếm mà họ vừa thực hiện.

Đảo Ba Bình nằm ở tọa độ 10o23 độ vĩ bắc, 114o22
độ kinh đông, là đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam;
đảo có chu vi 2,8 km, diện tích 43,2 ha và có một vòng đá san hô bao
quanh. Chiều dài đảo là 1.470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình
2,8m; trên đảo có mọc các loại cây dừa, chuối, đu đủ, cây cọ cao khoảng
7m và nhiều bụi rậm; trên đảo có một giếng nước và có nhiều công sự.



Kể
từ sau năm 1975, Đài Loan đã sử dụng vũ lực chiếm đóng đảo Ba Bình của
Việt Nam, và liên tục duy trì các lực lượng quân sự, xây dựng cơ sở hạ
tầng. Đặc biệt trong thời gian gần đây các phương tiện thông tin đại
chúng của Đài Loan liên tục đưa tin về sự hiện diện quân sự cũng như
tăng cường lực lượng với hơn 100 binh lính ở đảo này.
Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 0.347153001256349516
Đảo Ba Bình nhìn từ trên cao



Ngày 02/7/2009, một
tàu khảo sát hải dương và 03 tàu cá khác của Trung Quốc đã ép một tàu
cá thuộc tỉnh Pingtung Đài Loan phải rời khỏi khu vực đánh bắt cá trên
khu vực biển thuộc đảo Ba Bình. Đài Loan đã không có động thái gì về
việc này. Theo như ông Pan Meng-an, một đại biểu thuộc đảng DPP Đài
Loan cho biết, lý do im lặng của lực lượng bảo vệ bờ biển trên đảo Ba
Bình là vì họ không muốn làm ảnh hưởng tới những chính sách xây dựng
quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc của Chính phủ Mã Anh Cửu.







Trong năm 2009 đã có hơn 500 lượt xung đột tranh giành giữa tàu của Trung quốc và Đài Loan tại lãnh hải quần đảo Trường Sa.



Việt Nam
có đầy đủ bằng chứng lịch sử, vị trí địa lý và cơ sở pháp lý để khẳng
định chủ quyền của mình đối với đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
Về Đầu Trang Go down
nova.skill
Rìu Sắt
Rìu Sắt
nova.skill

Tổng số bài gửi : 98
Số Điểm : 215
Join date : 22/09/2009

Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Vide
Bài gửiTiêu đề: Phản ứng của các bên sau khi Việt Nam trình báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa lên Liên Hợp Quốc   Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitimeSat Oct 24, 2009 9:03 am

Phản ứng của các bên sau khi Việt Nam trình báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa lên Liên Hợp Quốc
Sau khi Chính phủ
Việt Nam đệ trình Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên hợp quốc báo
cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa nằm ngoài phạm vi 200 hải
lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam, tuy nhiên đã gặp phải phản ứng
quyết liệt từ phía Trung Quốc và Đài loan.
Phía Trung Quốc



Ngày 07/05/2009, Đại diện Thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã ngay lập tức gửi một công hàm tới Tổng thư ký Ban Ki-moon yêu cầu Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc "không xem xét hồ sơ chung mà Malaysia và Việt Nam đã đệ trình".




Bên cạnh đó, Trung Quốc lại tăng cường khẳng định chủ quyền đối với khu vực này thông qua việc thành lập Vụ Chuyên trách Lãnh hải, đưa ra lời cảnh báo với các nước trong khu vực về các đảo ở biển Đông.




Ngày
11/05/2009, Trung Quốc tuyên bố là họ có quyền tuyên bố chủ quyền hợp
pháp trên các đảo ở biển Đông và những khu vực biển xung quanh Trung
Quốc. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ những lợi ích và quyền
lợi của họ ở biển Đông dựa trên cơ sở về vị trí địa lý và những căn
cứ về bằng chứng lịch sử ngay sau khi Việt Nam và Malaysia đệ trình lên
Liên Hợp Quốc yêu cầu mở rộng đường ranh giới phía ngoài thềm lục địa
của mình tới vùng tranh chấp.




Theo
đó, ngày 11/05/2009, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Ma Zhaoxu
tuyên bố, Trung Quốc đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc những đề nghị bước
đầu về biên giới bên ngoài của Thềm lục địa 200 hải lý. Theo ông Ma
Zhaoxu, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi, quyền tối cao và
quyền phán quyết đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.




Ngày
12/05/2009, Trung Quốc đã cảnh báo các nước trong khu vực nên tránh xa
các đảo đang tranh chấp trên biển Đông, đồng thời cũng thông báo với
Liên Hợp Quốc rằng các nước đó đã tuyên bố chủ quyền trên các khu vực
tranh chấp làm gia tăng những căng thẳng trong khu vực. Tiếp đó, Chính
phủ Trung Quốc đã có đệ trình lên Liên Hợp Quốc và nhấn mạnh rằng Trung
Quốc sẽ không chấp nhận các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền trên các
đảo nằm sát với tuyến giao thông hàng hải huyết mạch và cũng là khu vực
được xem như có nhiều tiềm năng về dầu khí.




Tháng 04/2009, Trung Quốc thành lập Cục Chuyên trách Lãnh hải trực
thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan
tới biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc, đặc biệt để giải
quyết những tranh chấp trên khu vực biển Đông với các nước trong khu
vực thông qua ngoại giao. Trung Quốc cũng cho rằng, lãnh hải và các
vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc ở khu vực biển Đông đang bị xâm
phạm và sẽ là nguyên nhân của các vụ va chạm, thậm chí có thể xảy ra
xung đột.




Ngoài
ra Trung Quốc đã nhiều lần đưa các tàu ngư trường tới Trường Sa và
Hoàng Sa. Theo kế hoạch ngày 16/05/2009 tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh
Quảng Đông sẽ tiến hành tuần tra ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Tàu Ngư
Chính 44183 là tàu có trọng tải lớn nhất và tốc độ nhanh nhất của tổng
đội Ngư Chính Quảng Đông. Trước đó, trung tuần tháng 03.2009, Trung
Quốc đã điều tàu tuần tra ngư trường với những tính năng của một tàu
tuần tra quân sự ra hoạt động tại Biển Đông.




Phía Đài Loan



Ngày
09/05/09, Đài Loan đã lên tiếng tái khẳng định chủ quyền của họ đối với
một số cụm đảo trên biển Đông. Bộ Ngoại giao Đài Loan tuyên bố rằng, họ
có chủ quyền “không thể nghi ngờ” đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa,
Maccelesfield, Prantas và các khu vực biển lân cận. Vì họ cho rằng, họ
có đầy đủ quyền lợi trong bốn nhóm đảo này dựa trên những bằng chứng về
lịch sử, địa lý và luật pháp quốc tế và Đài Loan không công nhận bất cứ
sự khẳng định chủ quyền và xâm chiếm của quốc gia nào, với bất kỳ lý do
gì.




Phía Malaysia
Ngày
14/5/2009, Thủ tướng Malaysia, Dato' Sri Najib Tun Razak đã nêu, các
vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa ở biển Đông có thể
giải quyết thông qua các cuộc đàm phám và không nhất thiết phải làm cho
vấn đề trở nên căng thẳng. Thủ tướng Malaysia đã nhấn mạnh “Chúng ta có
cơ chế để giải quyết những vấn đề mắc mớ như thế này, dựa trên cơ sở
luật pháp quốc tế và những cơ chế đối thoại về các khu vực chồng lấn”.

Bên
cạnh đó, Thủ tướng Malaysia cũng đã chỉ trích lời cảnh báo của Trung
Quốc đối với các nước trong khu vực là hãy tránh xa khu vực cụm đảo
tranh chấp và chỉ trích về bức công hàm của Trung Quốc đã gửi lên Liên
Hợp Quốc có nội dung nói rằng, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên toàn
bộ quần đảo Trường Sa là hợp pháp.

Phía Việt Nam

Việc
trình các báo cáo này là việc làm bình thường của quốc gia thành viên
nhằm thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.


Nội
dung công hàm của phía Trung Quốc và bản đồ kèm theo công hàm đó đã vi
phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp
của Việt Nam ở Biển Đông. Đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thể hiện
trên bản đồ đi kèm với công hàm là không có giá trị vì không có sơ sở
pháp lý, lịch sử và thực tiễn. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và
cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Hải chiến Trường Sa 14-03-1988   Hải chiến Trường Sa 14-03-1988 Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Hải chiến Trường Sa 14-03-1988

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
¸(¯`°tianangbc°´¯)¸ :: Phòng Tin Tức :: TIN TỨC_THỜI SỰ -